Trong suốt thời gian vừa qua, Zimbra đã làm việc tập trung để chuẩn bị cho phiên bản 8.8.15, là phiên bản được hỗ trợ lâu dài (Long Term Release). Zimbra cũng đã ra thông báo chính thức về việc ngưng hỗ trợ các phiên bản cũ (tham khảo Zimbra Software Development Lifecycle Wiki để biết thời điểm chính xác dừng hỗ trợ). 

Phiên bản 8.6 thật sự đã bị dừng hỗ trợ tổng quát (General Support) (Không còn nhận được các bản cập nhật, bản vá bảo mật) kể từ tháng 9 năm 2018 mặc dù Zimbra vẫn giúp khách hàng vá lỗi bảo mật CVE-2019-2670 vào tháng 5 năm 2019 gần đây.

Phiên bản 8.7.11 sẽ chấm dứt nhận được hỗ trợ kỹ thuật tổng quát vào tháng 10 năm 2019, và 8.8.12 là vào tháng 9 năm 2019 này.

Phiên bản 8.8.15 dự định được ra mắt vào ngày 19 tháng 7 năm 2019, và sau đó là bản vá Patch 1 vào cuối tháng 7.

Vì vậy, nếu Zimbra không mở rộng ngày hỗ trợ kỹ thuật tổng quát cho 8.7.11 và 8.8.12, thì bạn chỉ còn khoảng 2-3 tháng cho việc kiểm thử, nâng cấp, chuyển đổi từ các hệ thống cũ lên hệ thống nhận được các bản cập nhật, vá lỗi bảo mật từ Zimbra. ZIMICO khuyến cáo khách hàng cân nhắc 3 phương án nâng cấp sau:

Cần chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Bạn có thể cân nhắc 3 phương án nâng cấp sau, xem phương án nào phù hợp với hệ thống của bạn.

1. In-Place Upgrade: Thích hợp cho các hệ thống nhỏ (Single server) và được cài đặt Zimbra phiên bản 8.6 trở lên ngay từ đầu, chưa được tùy chỉnh nhiều. Nếu bạn không clone thành 1 hệ thống để kiểm thử trước khi Upgrade thì bạn sẽ không có cách nào biết được việc upgrade sẽ chắc chắn thành công hay không. Một cách mà các khách hàng của ZIMICO hay sử dụng là tạo 1 snapshot (nếu đang dùng hạ tầng ảo hóa) trước khi tiến hành.

2. Side-By-Side Migration: Bạn sẽ dựng 1 hệ thống mới hoàn toàn bên cạnh hệ thống cũ. Sử dụng Zimbra Backup NG (hoặc Zextras Backup) hoặc imapsync để migrate dữ liệu giữa 2 hệ thống. Phương án này thích hợp khi bạn muốn migrate dữ liệu qua hệ thống mới trước khi tắt hệ thống cũ. Ngoài ra, nó cũng phù hợp cho các hệ thống đã được tùy biến nhiều (bạn sẽ thực hiện lại các tùy chỉnh cấu hình này bằng tay trên hệ thống mới).

3. “Swing” Migration: Chủ yếu được sử dụng ở các hệ thống lớn (hàng ngàn mailbox hoặc hàng Terabyte lưu trữ). Trước tiên, các server MTA, LDAP, Proxy sẽ được nâng cấp lên phiên bản 8.8.15 trước (bằng cách thêm server mới hoặc in-place upgrade server cũ) trong khi vẫn giữ nguyên các mailbox server. Sau đó, cài đặt các mailbox server mới với phiên bản 8.8.15 rồi di chuyển các mailbox người dùng từ các server cũ sang. Cuối cùng, gỡ bỏ các mailbox server cũ. Phương án này hầu như không có thời gian ngưng dịch vụ nhưng lại có rất nhiều thành phần cần “di chuyển” và đặc biệt việc là viêc nâng cấp và kiểm tra LDAP server cần được lên kế hoạch kỹ.

Hãy liên hệ với ZIMICO nếu bạn cần dịch vụ hỗ trợ cho việc nâng cấp hệ thống.

Bài viết được tham khảo từ MissionCriticalEmail Blog.